Tiến sĩ Nguyễn Hàm - Thời thế, Thân thế và Gia đình

Thương hiệu: OEM | Xem thêm Tiểu sử - Hồi ký OEM  Xem thêm Tiểu sử - Hồi ký bán bởi Mibooks 

Mô tả ngắn

Ông Nguyễn Hàm, sinh năm 1882, mất năm 1951, quê ở làng An Cư, huyện Thuận Xương (nay là huyện Triệu Phong), tỉnh Quảng Trị, đậu Tiến sĩ năm 1910, làm quan Ngự sử rồi Tham tri Bộ Lễ cuối triều Nguyễn....
: Còn hàng
: Tiki.vn
100.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại
Shopee Sale

Giới thiệu Tiến sĩ Nguyễn Hàm - Thời thế, Thân thế và Gia đình

Ông Nguyễn Hàm, sinh năm 1882, mất năm 1951, quê ở làng An Cư, huyện Thuận Xương (nay là huyện Triệu Phong), tỉnh Quảng Trị, đậu Tiến sĩ năm 1910, làm quan Ngự sử rồi Tham tri Bộ Lễ cuối triều Nguyễn.

Về hoạt động chính trị, ông cùng thời với các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ông không nổi tiếng như các cụ nhưng trong thái độ và nhân cách, ông luôn thể hiện là một vị quan thanh liêm, chính trực, yêu nước và thương dân. Ông lại thuộc dòng dõi khoa cử thời Nho học, luôn dạy con cháu biết Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín nên ai biết đến ông đều đem lòng kính mến.

Nhiều thân hữu của ông Nguyễn Hàm khuyên con trai ông là Nguyễn Hữu Vọng nên viết một cuốn sách về ông để các đời sau biết được truyền thống mà giữ gìn, để các thế hệ về sau ở làng quê học tập, noi gương. Ông Vọng, do hoàn cảnh đa đoan, đến lúc gần 80 tuổi mới nghĩ đến việc này, nhưng ông đã không hoàn thành được vì không còn tư liệu về ông Nguyễn Hàm, và vì tuổi già sức yếu.

Ông Nguyễn Hàm rất quan tâm đến thế sự. Ông có viết văn, làm thơ để nói lên tâm trạng của mình nhưng ông không công bố mà cất trên trần căn nhà cổ của ông tại làng An Cư, đã bị chiến tranh tiêu hủy hết với cả một kho sách và cả tập gia phả mà ông đã dày công biên soạn.

Nhớ cha, ông Vọng chỉ biết viết lại mấy bài có liên quan đến ông Nguyễn Hàm với những gì ông biết, cũng như được nghe kể và nhớ lại để làm kỷ niệm về cha.

Đến năm 2008, nhà giáo kiêm nhà văn Văn Quang, người đồng hương cùng làng An Cư, đã “kính phục về tài, đức” của cụ Nguyễn Hàm, đã gặp ông Vọng, đọc được các bài ông Vọng viết, đã viết một bài về Tiến sĩ Nguyễn Hàm, phổ biến trong quê làng và các thân hữu. Cuối bài viết này, ông Văn Quang có đề xuất:

“Và, tôi cũng mạn phép đề xuất với làng An Cư và gia đình cụ nên nghĩ đến việc lập tấm bia lưu niệm trên nền đất xưa ấy. Làm việc này không những để tôn vinh một bậc hiền tài của làng (việc này nhiều nơi đã làm), mà còn để cho con cháu trong làng noi theo, cố công học tập, rèn đức, luyện tài để mai sau đóng góp sức mình xây dựng quê hương và người các nơi đến sẽ biết thêm về thanh danh của làng. Làm thế cũng là một cách ủng hộ và thực hiện chủ trương khuyến học, khuyến tài của Nhà nước vậy.”.

Việc này, gia đình đã phối hợp với chính quyền làng An Cư, Ban Phụ trách Nhà thờ họ Nguyễn Hữu trong làng, nhà văn Văn Quang và một số thân hữu thực hiện vào năm 2013. Một tấm bia lớn bằng đá ghi sơ lược tiểu sử ông Nguyễn Hàm đã được dựng lên trong khuôn viên nhà thờ họ (thay vì trên nền đất xưa của nhà ông Hàm). Gia đình chúng tôi hết sức trân trọng và biết ơn ông Văn Quang.

Ông Nguyễn Hữu Vọng, trước khi qua đời, đã giao những bài viết của ông và của ông Nguyễn Hữu Cát (em trai ông Vọng) cho con trai trưởng là tôi (Nguyễn Hữu Phước). Ban đầu, tôi cũng muốn để dành làm kỷ niệm nhưng sau này nghĩ lại, tôi cảm thấy là nên biên tập lại và xuất bản thành sách,

Đây không phải là một tập sách viết đầy đủ về ông Nguyễn Hàm mà chỉ là một vài nét “chấm phá” về cuộc đời ông và cách giáo dục con cháu của ông nên người, không “thành công” thì ít nhất cũng phải “thành nhân”.

Tập sách này ra đời với mục đích để các thế hệ sau của dòng họ biết sơ lược về ông Nguyễn Hàm, về thời thế, gia thế, thân thế và gia đình của ông; về cuộc đời các con trai của ông đã nối tiếp truyền thống của ông như thế nào. Nếu có độc giả nào bỏ chút thì giờ rảnh rỗi đọc qua để cảm thông thì cũng là một niềm vui của gia đình chúng tôi.

Việc biên tập sách chắc chắn có sai sót, xin quý vị độc giả vui lòng lượng thứ cho.

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn nhà văn Văn Quang đã đọc kỹ bản thảo và đóng góp rất nhiều ý kiến xác đáng và quý báu, giúp cho tôi biên tập lại cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Nguyễn Hữu Phước

(Cháu nội ông Nguyễn Hàm)

Ông Nguyễn Hàm (Nguyễn Sĩ Hàm, Nguyễn Hữu Hàm) được đề cập trong sách này khác với ông Nguyễn Hàm (Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) quê quán tỉnh Quảng Nam, một trong những nhân sĩ sáng lập Duy Tân Hội, một tổ chức yêu nước chống thực dân Pháp, giành độc lập và canh tân nước Việt Nam.

Chi Tiết Sản Phẩm

Công ty phát hành Công ty TNHH Văn Hóa Mibooks
Loại bìa Bìa mềm
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU t274066470
d 4502