Trò Chuyện Triết Học - Bộ 9 Tập

Thương hiệu: Vanhienbook | Xem thêm Kiến Thức Bách Khoa Vanhienbook 

Mô tả ngắn

Mua Trò Chuyện Triết Học - Bộ 9 Tập ở đâu?
: Còn hàng
: Lazada.vn
650.000 ₫ 656.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại
Shopee Sale

Giới thiệu Trò Chuyện Triết Học - Bộ 9 Tập

Triết học như một cuộc trò chuyện
Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
Hình thức bìa: Bìa mềm
Ngày xuất bản: 2016

TRIẾT HỌC NHƯ MỘT CUỘC TRÒ CHUYỂN

Ở nơi chợ búa ồn ã bán mua, nơi chợ đời bụi bặm, triết học héo lánh tới làm gì, có héo lánh tới nổi không? Hẳn nhiều người đã không khỏi ái ngại, đặt ra câu hỏi ấy khi thấy trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị - mà như tên gọi của nó, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, nơi tiếp cận thị trường của doanh nghiệp, nói cách khác là một thứ chợ - xuất hiện một chuyên mục gọi là. Với nhiều người, triết học là cái gì đó cao siêu, xa vời, chỉ có thể “kính nhi viễn chi” chứ chẳng ăn nhập gì với cuộc sống trần trụi, với thời buổi mà con người phải lặn hụp mệt nhoài trong cuộc mưu sinh, phải nhanh mắt nhanh tay chụp giựt cho mình những thứ có thể chụp giựt được, phải đối diện với bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu thách thức của cuộc sống trước mặt. Nói tóm lại, triết học là cái gì đó vô bổ, chỉ để dành cho những kẻ “rỗi hơi”.

Ấy thế mà “ngạc nhiên chưa”!? Kể từ bài đầu tiên xuất hiện vào ngày 25.5.2010 trên Sài Gòn Tiếp Thị đến bài cuối cùng được tập hợp trongnày, xuất hiện trên báo vào ngày 16.4.2012, qua gần hai năm với 92 bài báo của tác giả, chuyên mục đã được đông đảo bạn đọc đón nhận như một món ăn tinh thần khó thể bỏ qua khi cầm tờ Sài Gòn Tiếp Thị mỗi thứ tư hàng tuần. Nhiều bạn đọc, thuộc nhiều môi trường nghề nghiệp, bối cảnh xã hội, lứa tuối khác nhau, đã phản hồi đầy hứng khỏi như được thỏa mãn một nhu cầu, một khao khát từ lâu không đuợc đáp ứng, dù không phải lúc nào họ cũng đồng ý hoàn toàn với tác giả. Những tưởng trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tê khốc liệt, triết học chẳng thể nào có chỗ đứng, nhưng hóa ra những câu hỏi muôn thuở về nhân sinh, về thế giới, đặt trong bối cảnh hôm nay, vẫn luôn thôi thúc người ta đi tìm câu trả lời.

Và thế là, như một người bạn đồng hành, như một người trò chuyện thủ thỉ, qua 92 kỳ báo, tác già đã từng bước, từng bước dẫn dắt người đọc đi vào triết học, làm quen với những khái niệm cơ bản của triết học, vói những triết gia và những giai đoạn quan trọng của lịch sử triết học, lịch sử tư tưỏng của nhân loại. Rồi từ những khái niệm cơ bản của triết học, tác giả dần dần giúp ta tiếp cận dưới giác độ triết học với những vấn đề cụ thể hơn của đời sống, của nhân sinh, như những vấn đề về con người, về tự nhiên và văn hóa; những vấn đề khoa học và giáo dục vừa sát sườn với cuộc sống hôm nay lại vừa có môi liên hệ sâu xa với những câu hỏi muôn thuở của con người.

Và cũng thật lạ lùng, như thấy trước được logic phát triển của sự vật thông qua các hiện tượng trước mắt, cả năm rưỡi trời trước khi xảy ra vụ cưỡng chế đất đai vừa trái pháp luật, vừa trái đạo lý cùa chính (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng khiến dư luận cả nước phẫn nộ, trong mấy câu mở đầu cho bài mở đầu của chuyên mục, tựa đề: Tư tưởng đổi thay sô phận, bàn về “công dụng” của triết học, tác giả đã viết: “Giải quyết việc lương bổng hay... đền bù giải toả, chẳng lẽ người ta không một phút thoáng nghĩ đến khái niệm “công bằng”? Quả đúng vậy, nếu có một chút tư duy về sự công băng, nếu được hướng dần bởi chút ít tư duy triết học về nhà nước, có lẽ những người ra quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng đã không hành xử như họ đã hành xử.

Vậy, triết học có “công dụng” đấỵ chứ! Tuy nhiên, đó không phải là thứ “công dụng” trước mắt, công dụng “mì ăn liền”. Như tác giả viết, triết học không phải là công cụ, không phải là phương pháp, “ta không đến với triết học để tìm ra những giải pháp nhanh chóng, nhất thời mà để phát hiện những con đường xưa nay chưa biết để đi đến giải pháp”. Nói cách khác, nó như một ngọn đèn, một tia sáng soi đường, giúp ta “hiểu hậu cảnh; quyết định có cơ sở; hành động có trách nhiệm; hoạt động có hiệu quả; truyền thông rõ ràng, sống thanh thản, hạnh phúc”.

Trong ý hướng đó, Sài Gòn Tiếp Thị và Công tỵ sách Thời Đại trân trọng giới thiệu với bạn đọccủa nhà nghiên cứu triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn. Hy vọng cuốn sách giúp thoả mãn phần nào một nhu cầu không thể thiếu, dù đôi khi tiềm ẩn, của người đọc.

Nhà báo

Mục lục

TRIẾT HỌC NHƯ MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN




TƯ TUỞNG ĐỔI THAY SỐ PHẬN



CHỈ BÁN PHỞ MỚI LÀ QUÁN PHỞ?



SOCRATES VÀ NGHỆ THUẬT ĐỐI THOẠI



GAI NHỌN HAY HOA HỔNG



CẦN BIẾT VÀ CẦN NGHĨ



PLATON VÀ VIỆC THỰC HIỆN Ý TƯỞNG



KHUNG CỬA HẸP HAY CON ĐƯỜNG VƯƠNG GIẢ?



PROTAGORAS VÀ KHAI MINH HY LẠP



HÃY DÁM BIẾT (HAY TU DUY NGUYÊN TẮC)



ARISTOTELES VÀ SỰ QUẢN TRỊ TRI THÚC



KẺ ĐẠI NÁO CŨNG CẦN MỘT TRẬT TỰ



CỔ THỤ NGÀN NAM HAY CHẬU KIỂNG MỘT MÙA?



TU DUY VÀ TỰ DO: QUẢ TRÚNG VÀ CON GÀ



SÁNG NHƯ TƠ MÀ CHIỀU ĐÃ NHƯ SƯƠNG



ĐÂU NHẤT THIẾT... CÓ GHẾ MỚI NGỒI ĐƯỢC



HỆ THỐNG: COI CHỪNG ĐỨT TAY



SÁNG MAI XÕA TÓC THÁ THUYỀN TA CHƠI!



BẤT HOẠI NHƯ NHỮNG VÌ SAO



THUỚC ĐO CỦA TỰ DO





CẦN CÓ ANH HÙNG?


“XÃ HỘI NGUY CƠ”: SỐNG TRONG SỢ HÃI


CHỈ CÓ THẾ HY VỌNG KHI BIẾT SỢ



NGƯỜI PHỤ NỮ THÁCH THỨC BẠO QUYỀN



ĐỪNG TIN VÀO NGẪU TƯỢNG


CON CÓC TRONG HANG


LUỠI KHÔNG XUƠNG


BỊT MẮT BẮT DÊ



TRỌNG LỰC CỦA TINH THẦN



TỪ TIẾNG HÁT NHÂN NGƯ



CHIẾC KÍNH VẠN HOA


CÁI THUỞ BAN ĐÂU


CHÂN TƯỚNG CỦA... CHỊ HẰNG


TRƯỚC NGẢ BA ĐƯỜNG


NHƯ ONG ĂN MẬT



THIÊN NGA ĐEN


KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?



CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC



ĐỘI BÓNG ANH VÀ... TÔI


KHOA HỌC: CHÂN LÝ HAY CÔNG CỤ?



LÝTUỞNG KHOA HỌC



KHOA HỌC CÓ KHÁCH QUAN KHÔNG


“HIẾU” VÀ “GIẢI THÍCH”: HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT?


2 + 2 = ?


SỰ NGHIÊM CHỈNH CỦA LÝ TƯỞNG


“DAO SẮC MỚI CẮT ĐƯỢC MỌI THÚ”



BILDUNG: CUỘC PHIÊU LƯU CỦA MỘT KHÁI NIỆM


CHUNG QUANH DI SẢN CỦA HUMBOLDT


BÓNG MÁT CỦA MỘT VĨ NHÂN




CON NGUỜI TỰ NHIÊN VÁN HOÁ



CON NGƯỜI: QUEN MÀ LẠ


LUẬN VỂ BIẾU TẶNG: ẨN NGỮ CỦA NHỮNG MÓN QUÀ


CON NGUỜI: SINH VẬT BIẾT HÀNH ĐỘNG


CON NGUỜI: GIŨA HAI THẾ GIỚI


PHỤC HƯNG: TRỖI DẬY NHƯ PHƯỢNG HOÀNG


FLORENCIA: CHIẾC NÔI CỦA PHỤC HƯNG



CÁC DANH TÁC CỦA THỜI PHỤC HƯNG


DEUS IN TERRA: ÔNG TRỜI CON TRÊN MẬT ĐẤT!


BƯỚC VÀO THỜI CẬN ĐẠI


BỨC TRANH VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI


CON NGƯỜI VÀ CHÍNH TRỊ TIỀN - HIỆN ĐẠI


“GIAO LƯU TRỰC TUYẾN” VỚI HOBBES, LOCKE VÀ ROUSSEAU ...



“KẺ GIẾT PHẬT” HAY VỀ MỘT CÁCH ĐỌC “KẺ PHẢN KITÔ”CỦA NIETZSCHE



THÂN XÁC VÀ TỰ DO



MỘT NỂN NHÂN HỌC DẤN THÂN



GIỮA TỰ NHIÊN VÀ VĂN HOÁ


VĂN HOÁ NHƯ LÀ... THA HOÁ


KHAI MINH VỀ... KHAI MINH


THA HOÁ NHƯ LÀ... VĂN HOÁ


VĂN HOÁ VÀ VĂN MINH


CÁC THƯỚC ĐO CỦA VĂN HOÁ


CÓ HAI VĂN HÓA?


VĂN HOÁ VÀ ĐỜI SỐNG


NGHỊCH LÝ CỦA VĂN HÓA



VĂN HOÁ HIỆN ĐẠI


VĂN HOÁ PHẢN TỈNH


TRIẾT HỌC VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ


KANT VÀ VĂN HOÁ HIỆN ĐẠI


KANT VÀ HEGEL: HAI MÔ HÌNH TƯ DUY


CHỮ TRINH CÒN MỘT CHÚT NÀY





TỪ KỸ THUẬT ĐẾN CÔNG NGHỆ


TIẾN BỘ KỸ THUẬT: PHÚC HAY HOẠ?


NHŨNG CHẶNG ĐƯỜNG CÔNG NGHỆ


KỸ THUẬT HIỆN ĐẠI: KỲ DIỆU VÀ ĐÁNG SỢ



KỸ THUẬT VÀ NGHỆ THUẬT, PHƯƠNG TIỆN VÀ MỤC ĐÍCH


KỸ THUẬT CHỈ LÀ KHOA HỌC ỨNG DỤNG?


TÀI TÌNH CHI LẮM CHO TRỜI ĐẤT GHEN


TRI THÚC LÀ SỨC MẠNH



QÙA TẶNG CỦA THÁNH THẦN

Lời nhận xét

"Đưa những tri thức khoa học hàn lâm đến với công chúng rộng rãi là rất khó, những tri thức triết học cao siêu càng khó hơn, đòi hỏi một sự uyên bác thật sự cộng với một tài năng đặc biệt không dễ tìm ra.

Trong những năm qua, Bùi Vãn Nam Sơn đã lặng lẽ và tận tụy làm một lúc cả hai việc: đưa triết học kinh điển và cập nhật ở tầm mức hàn lâm đến cho người đọc Việt Nam, đồng thời tài hoa đến duyên dáng thường xuyên nói một cách thật giản dị dễ hiểu với công chúng tương đối rộng rãi trong nước những vấn để khó nhất, tinh tế nhất của triết học.

Đóng góp này thật sự to lớn, mang tính khai hóa sâu sắc, chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng lâu dài."

-Nhà vănNguyên Ngọc

"Trong cuộc sinh tồn, con người giao tiếp, suy nghĩ bằng ngôn ngữ, nhưng hễ khi nào ta bắt đầu tự vấn về những gì ta nói, ta nghĩ tức là đã bắt đầu bước vào địa hạt triết học.

Như thế, triết học là công cụ được dùng đầu tiên và sẽ còn được dùng cho đến giây phút cuối cùng cho cuộc trưởng thành vĩnh viễn biết bao giờ mới có thể dừng lại của cá nhân, cộng đồng. Và, các thuật ngữ triết học xét như là công cụ triết học càng được mở rộng, càng được hiểu rõ ở dạng tinh vi, thâm trẩm, sâu sắc bao nhiêu, thì sự trưởng thành càng diễn ra nhanh và vững chắc bấy nhiêu.

Trong ý nghĩa đó, các dịch phẩm triết học kinh điển và bao gồm cả các bài viết về triết học phổ biến của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn đã góp phần to lớn cho sự tựnhận thức và cũng là sự trưởng thành trí tuệ của bất cứ ai đọc chúng bằng một tinh thẩn học tập nghiêm túc."

-Dịch giảPhạm Anh Tuấn

"Những cuộc trò chuyện triết học này có một vẻ đẹp sâu thẳm, bí ẩn, đôi khi bí hiểm, giống như bầu trời vời vợi trên đầu ta. Cũng giống như bầu trời, chúng mang đến cho ta ánh sáng và tìm gặp luồng sáng của chính ta. Trong bản thể mỗi người, có những phần mở về phía bóng tối, có những phấn mở vể phía ánh sáng. Chúng ta đi qua những cuộc trò chuyện triết học này để đến với những nguồn sáng của chính mình, để có thể cảm nhận triết học như là những nỗ lực đẹp đẽ của trí tuệ và tâm hồn con người. Và để hiểu giá trị của việc làm người."

-Tiến sĩNguyễn Thị Từ Huy

Chi Tiết Sản Phẩm

Thương hiệu Vanhienbook
SKU l894076233
Ngôn Ngữ Món Việt
Gói Bảo Hành Không bảo hành
ISBN ISSN 784657002
Đóng gói 9 Cuốn
d 2918