TIếng Người Trong Văn - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam

Thương hiệu: NXB Phụ Nữ VN | Xem thêm Sách văn học NXB Phụ Nữ VN 

Mô tả ngắn

Mua TIếng Người Trong Văn - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam ở đâu?
: Còn hàng
: Lazada.vn
84.000 ₫ 120.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại
Shopee Sale

Giới thiệu TIếng Người Trong Văn - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam

Tiếng Người Trong Văn

Cuốn sách này có thể xem là một tiểu hồi ký của cố nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng vào bậc nhất của văn học hiện đại Việt Nam như bộ ba đồ sộ Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa; tiểu thuyết Miền hoang tưởng, Chuyện ngõ nghèo. Trong sách ẩn chứa những gì mà lúc sinh thời, từ chục năm trở lại đây, nhà văn đã chỉ cười hiền im lặng trước lời gặng in từ nhà xuất bản thân thuộc?

Ở Tiếng người trong văn, nhữngcâu chuyện được kể không còn chỉ là chuyện của những người thân, người bạn văn mà còn là câu chuyện cuộc đời của chính tác giả. Ấy là chuyện thời thơ ấu, ký ức về người mẹ thân yêu và những người thân thiết có ảnh hưởng rất lớn tới đời văn của tác giả. Ấy là kỉ niệm với những đồng nghiệp tên tuổi như Tô Hoài, Vũ Bằng, Trần Dần, Lê Bầu, Dương Tường, Châu Diê mà giờ đây phần lớn họ đã là người thiên cổ. Những câu chuyện lần đầu được kể, như chuyện cuốn sách đầu tiên (tiểu thuyết Rạng đông) đã bị thất lạc, khó có thể là cuốn “độc đáo” nhưng kỉ niệm về nó “tươi roi rói”, chuyện cuốn Làng nghèo viết ở Trại sáng tác Thanh Liệt cũng chỉ “trung bình thôi”, giờ không nên in. Và nhất là “chuyến phiêu lưu” li kỳ của bản thảo Trư cuồng, mà sau này có người cho rằng để xuất bản được cũng thật là một kỳ tí Qua những lát cắt đó, với quãng thời gian từ lúc tác giả Nguyễn Xuân Khánh chỉ mới là thiếu niên vô tư và nhiệt huyết, yêu thi ca và cách mạng, đến lúc thành lão nhà văn ở đầu thế ký 21, người đọc sẽ nhận ra chuyện riêng mà cũng là chuyện chung của cả đất nước trong một thời đoạn lịch sử trải từ chiến tranh vắt qua Đổi mới. Những éo le thời cuộc, những gian khổ nghề cầm bút, những trăn trở làm người và xây đời… của một trí thức đích thực, của một nhà văn lớn được chia sẻ giản dị, gọi đúng tên trong cuốn sách này. Một con người, cả đời mang “tấm lòng trong” và trí tuệ sáng, làm ngời lên “Tiếng người trong văn”.

Đời văn Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản, nên để ông tự nói lên được những điều sâu kín đó không phải dễ dàng. Đến tận bây giờ, sau khi khởi bút trên dưới chục năm, từ những bài viết lẻ cấu trúc lại, cuốn sách này mới có cơ hội ra mắt bạn đọc. Những điều “nhạy cảm” được kể lại chân thực nhất, với giọng kể của một người văn đã trải hơn nửa thế kỷ say mê viết lách, phải trả giá bằng máu và nước mắt của mình cho tác phẩm.

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam trântrọng giới thiệu cuốn sách này tới bạn đọc, với lòng tri ân sâu nặng cố nhà văn đã tin tưởng giao phó tác phẩm của mình thủy chung với một nhà xuất bản duy nhất. Các tác phẩm lớn của Nguyễn Xuân Khánh đã đồng hành cùng Nhà xuất bản trong mấy chục năm qua, với bao vinh quang cay đắng. Đến nay, bộ ba tiểu thuyết đồ sộ của ông vẫn đều đặn tái bản, được bạn đọc yêu thích và trân trọng, khẳng định sức sống trường tồn của những tác phẩm văn chương đích thực, sự đồng vọng nhiều thế hệ với các trước tác đó, trong bước đường gìn giữ và tôn tạo những giá trị nhân văn vĩ đại. Tiếng người trong văn có thể xem là cái nhìn ngoái lại lần cuối của cố nhà văn, và gửi một nụ cười đôn hậu để ông thanh thản trở về cõi người hiền thênh thang mây trắng.

  • ·Tên sách: Tiếng Người Trong Văn
  • ·Mã hàng   ;9786043298505
  • ·Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ
  • ·Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
  • ·NXB: NXB Phụ Nữ Việt Nam
  • ·Trọng lượng: (gr) 350
  • ·Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 13.5 cm
  • ·Số trang: 332
  • ·Hình thức: Bìa Mềm
  • ·Xem thêm: Top sách nên đọc
  • Giá bìa :120.000đ

TIếng Người Trong Văn - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam

Chi Tiết Sản Phẩm

Thương hiệu NXB Phụ Nữ VN
SKU l1906305304
Thông tin cảnh báo Sách hay ,nên đọc
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Tác Giả Nguyễn Xuân Khánh
Tên tổ chức chịu trách nhiệm hàng hóa Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam
Mẫu Văn học
Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm hàng hóa Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam
ISBN ISSN 9786043298505
d 3011