Tạp chí Forbes Việt Nam - Số 112 (Tháng 12.2022)

Thương hiệu: Forbes Việt Nam | Xem thêm Thư Tín Forbes Việt Nam 

Mô tả ngắn

Mua Tạp chí Forbes Việt Nam - Số 112 (Tháng 12.2022) ở đâu?
: Còn hàng
: Lazada.vn
95.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại
Shopee Sale

Giới thiệu Tạp chí Forbes Việt Nam - Số 112 (Tháng 12.2022)

Thuế và dòng vốn FDI

Quý độc giả đang cầm trên tay ấn phẩm cuối cùng của năm 2022 chủ đề 100 công ty nộp thuế lớn nhất, với những câu chuyện kinh doanh về các doanh nghiệp FDI. Điều này có lý do khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế Việt Nam. Số liệu thống kê chín tháng đầu năm 2022 cho thấy Việt Nam xuất khẩu 314 tỉ đô la Mỹ, trong đó các doanh nghiệp FDI chiếm 74% tổng giá trị. Chúng ta có sáu ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỉ đô la Mỹ như điện thoại – điện tử, máy móc chế tạo, da giày – dệt may, đồ gỗ… thì tỉ trọng của khối doanh nghiệp FDI áp đảo từ 63%–99%.

Trong danh sách 100 công ty nộp thuế lớn nhất, xét theo cơ cấu nguồn vốn có 22 công ty nhà nước, 42 doanh nghiệp tư nhân (phần lớn địa ốc và ngân hàng), 8 liên doanh và 28 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, các lĩnh vực kinh doanh lớn nhất nằm ở các mảng đáp ứng nhu cầu lớn nhất của xã hội như bất động sản, hàng hóa tiêu dùng và tài chính là phù hợp với quy luật phát triển. Nhưng “tầm vóc” của dòng vốn FDI chưa phản ánh đầy đủ trong danh sách này do chính sách ưu đãi thuế, thu hút đầu tư.

Vào đầu thập niên 1990 khi nền kinh tế mở cửa hội nhập, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút vốn ngoại, các doanh nghiệp FDI được áp dụng thuế suất thuế phổ thông lợi tức ở mức 25%, một số dự án khuyến khích đầu tư có mức thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế lợi tức trong một số năm tiếp theo. Trong khi đó, mức thuế suất thuế lợi tức của các doanh nghiệp trong nước lên tới 30%–50% tùy ngành nghề kinh doanh. Sau này, qua nhiều lần cải cách, sửa đổi thuế, khoảng cách được rút ngắn và áp dụng mức 20% nhưng trong nhiều ngành nghề để khuyến khích thu hút đầu tư, doanh nghiệp FDI vẫn được hưởng nhiều ưu đãi.

Cuối năm 2021, Việt Nam cùng 135 quốc gia khác tham gia Công ước đa phương về thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (MLI). Theo đó, các doanh nghiệp đa quốc gia được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế với mức thuế suất thấp hơn mức tối thiểu 15% sẽ phải thanh toán chênh lệch cho quốc gia đặt trụ sở. Điều này khiến Việt Nam mất đi lợi thế đáng kể trong việc thu hút đầu tư bằng thuế suất ưu đãi như trong quá khứ. Vì vậy, bên cạnh việc cần sớm tính toán tác động và phản ứng nhanh, thay đổi chính sách thu hút doanh nghiệp FDI từ phía chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam cần củng cố nội lực, lớn mạnh để trở thành các trụ cột của nền kinh tế.

Tạp chí Forbes Việt Nam - Số 112 (Tháng 12.2022)

Chi Tiết Sản Phẩm

Thương hiệu Forbes Việt Nam
SKU l2110560341
Ngôn Ngữ Món Việt
d 2918