Một Nghiên Cứu Về Giác Tính Con Người + Nietzsche Và Triết Học

Thương hiệu: OEM | Xem thêm Sách Tôn Giáo - Tâm Linh OEM  Xem thêm Sách Tôn Giáo - Tâm Linh bán bởi BOOKCITY.VN 

Mô tả ngắn

1. MỘT NGHIÊN CỨU VỀ GIÁC TÍNH CON NGƯỜI (An Enquiry Concerning Human Understanding)David Hume sinh năm 1711 tại thành phố Edinburgh của Scotland trong một gia đình quý tộc, giàu có. Ông là triết gia...
: Còn hàng
: Tiki.vn
380.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại
Shopee Sale

Giới thiệu Một Nghiên Cứu Về Giác Tính Con Người + Nietzsche Và Triết Học

1. MỘT NGHIÊN CỨU VỀ GIÁC TÍNH CON NGƯỜI (An Enquiry Concerning Human Understanding)

David Hume sinh năm 1711 tại thành phố Edinburgh của Scotland trong một gia đình quý tộc, giàu có. Ông là triết gia lớn, nhà sử học và là nhân vật vĩ đại của chủ nghĩa duy nghiệm Anh, là một trong những tên tuổi lớn trong Thời kỳ Khai sáng. Những tác phẩm của ông thường đề cập đến việc nghiên cứu giác tính con người, tương quan giữa lý trí và định mệnh, những điểm yếu trong nền tảng của tôn giáo và sự hấp dẫn của chủ nghĩa hoài nghi, và đề tài lịch sử.

Cuốn An Enquiry Concerning Human Understanding (Một nghiên cứu về giác tính con người, 1748) được xuất bản nhằm đưa nội dung tác phẩm của ông A Treatise of Human Nature (Khảo luận về bản tính con người) (1738) tới rộng rãi đối tượng người đọc hơn.

Thông qua triết học của mình, Hume đã cố gắng tìm hiểu một thứ mà khoa học vẫn chưa lý giải được đó là bản chất hoạt động của bộ óc con người. Khoa học ngày càng đạt được nhiều tiến bộ trong việc tìm hiểu thế giới, nhưng phần lớn tâm trí con người vẫn chưa được khám phá. Hume là người tiên phong trong việc sử dụng các nguyên tắc khoa học để khám phá cách chúng ta nghĩ về bản chất của sự nghĩ.

Theo quan điểm của Hume, nhiều niềm tin của chúng ta về thế giới không xuất phát từ kinh nghiệm hay lý trí mà từ cách trí óc chúng ta hoạt động (niềm tin đó nảy nở từ cái gốc tự nhiên sẵn trong ta).

Hume cho thấy trong khi con người cố gắng lý giải và gắn kết kinh nghiệm với niềm tin về sự tồn tại của mối liên hệ nhân quả, thì bản thân mối liên hệ nhân quả này không bắt nguồn từ bất kỳ duy nghiệm nào. Theo Hume, duy nghiệm của chúng ta bắt nguồn từ những thói quen nhất định của tâm trí.

Ta kinh nghiệm quá khứ, hiện tại và mong đợi sự tương đồng sẽ xảy ra trong tương lai; nhưng đó không phải là hành vi từ kinh nghiệm, mà từ bản chất của mỗi chúng ta.

Nhưng Hume cũng đưa ra hoài nghi: Nếu niềm tin của chúng ta về thế giới không đến từ kinh nghiệm, thì tại sao chúng ta lại có những niềm tin đó?

Liệu chúng ta có thể biết bất cứ điều gì về thế giới?

Trên thực tế, ở cuốn sách này, Hume đưa ra những phân tích tâm lý học, lý giải cách thức hoạt động của tâm trí mà không xoáy vào câu hỏi liệu niềm tin của chúng ta là đúng hay sai. Thay vào đó, ông đặt câu hỏi về bản chất tạo ra niềm tin đó. Các lập luận của Hume được trình bày theo lối cộng hưởng trình tự suy nghĩ sau đó đưa ra lập luận triết học, phân tích tâm lý học và khoa học.

Tâm lý học - Triết học - Khoa học

Chúng ta thường nghĩ là khoa học phải dựa trên bằng chứng. Hume cũng ủng hộ thế giới quan khoa học, nhưng ông thách thức giả định đó. Đối với ông, chỉ bằng chứng không thôi sẽ không thể giải thích cho niềm tin khoa học — luôn có khoảng cách giữa bằng chứng và tuyên bố khoa học. Các nhà triết học và nhà khoa học khi tiếp cận bản chất khoa học đều hiểu rất rõ lập luận này của Hume.

Cách tiếp cận của Hume mở ra những cánh cửa suy tư mới cho cách chúng ta nghĩ về thế giới. Hume luôn hỏi niềm tin của chúng ta đến từ đâu và tại sao chúng ta có thể nắm giữ được chúng?

2. Nietzsche Và Triết Học.

Với những phân tích chính xác và mang tính phê phán về triết học Nietzsche, Deleuze soi sáng tác phẩm của triết gia này, người vốn thường xuyên bị quy giản về chủ nghĩa hư vô, về ý chí quyền lực và về hình ảnh siêu nhân. Deleuze nhận thấy rằng “triết học hiện đại trình bày những hiện tượng hỗn độn biểu lộ sức sống mạnh mẽ và sự mãnh liệt của nó nhưng cũng chứa đựng những nguy hiểm đối với tinh thần” và nhận thấy rằng dự án triết học của Nietzsche trong việc “vượt qua” siêu hình học có hiệu lực ở chỗ nó “tố cáo” mọi huyễn hoặc từng tìm thấy trong biện chứng pháp nơi ẩn náu cuối cùng. Triết học Nietzsche có một khả năng tranh luận rất lớn.

Việc tiếp thu Nietzsche ở Pháp rất phong phú và phức tạp, đó là chưa nói đến ở Ý và các nước Anh-Mỹ. Riêng ở Pháp, người ta thường chia thành hai xu hướng lý giải lớn: lý giải Nietzsche như là triết gia của sự khác biệt (différence) và lý giải Nietzsche như là nhà siêu hình học hay tâm lý học.

Ở xu hướng trước, công đầu thuộc về Gilles Deleuze (Nietzsche như là kẻ sáng lập một nền triết học chống-Hegel của “sự khác biệt và tái diễn”), sau đó là Pierre Klossowski (lấy cảm hứng từ J. J. Rousseau, nhấn mạnh đến sự tương phản bi kịch giữa tính tự phát của cảm năng và tính thuần lý của tư duy trừu tượng), rồi đến Michel Foucault (cái nhìn của Nietzsche về lịch sử như là sân khấu của bạo lực) và Jacques Derrida (cái nhìn của Nietzsche về “trò chơi của “différance” [của sự “triển hạn”/và “khác biệt”].

Ở xu hướng sau lý giải Nietzsche như là nhà bản thể học về sự khác biệt (Pierre Boudot, Michel Guérin…), hoặc như nhà tâm lý học và nhà giáo dục về sự tự do (Christophe Baroni, Michel Henry…), hoặc như người thiết lập một bản thể học mới mẻ (Jean Granier, Alain Juranville, Éric Blondel…).

Trong các trào lưu này, Gilles Deleuze là khuôn mặt tiên phong và nổi bật. Một sự “phân kỳ” làm ba giai đoạn trong hành trình tư tưởng của Deleuze được Raymond Bellour và Francois Ewald đề nghị trong một cuộc nói chuyện với Deleuze vào năm 1988 (và ông không phản đối!) hầu như tương ứng với cái “tam vị nhất thể triết học” nói ở trên.

Thời kỳ đầu (“tư duy mới”) là những công trình nghiên cứu về Hume, Nietzsche (“Nietzsche và triết học”, 1962), Kant, Bergson, Spinoza với các kết quả được đúc kết trong hai tác phẩm chính yếu (“Différence et répétition”, 1968 và “Logique du sens”, 1969) thành một phác thảo có hệ thống về “triết học của sự khác biệt”. Thời kỳ thứ hai (“nhìn mới, nghe mới”) được đánh dấu bằng sự hợp tác với Félix Guattari, nhà phân tâm học, với các tác phẩm: L’Anti-Oedipe. Capitalisme et shizophrénie I, 1972, một nghiên cứu nhỏ về Kafka (1975) và Mille Plateaux.
Capitalisme et schizophrénie II, 1980, một sự hợp tác được ông xem là rất có chất lượng triết học, vì đã cùng nhau lý giải thế nào là triết học.

Sau cùng, thời kỳ thứ ba (“cảm nhận mới”) là các tác phẩm về hội họa của Francis Bacon (1981) và về điện ảnh (1983, 1985), được ông xem là các “sách triết học” dù với đề tài khá lạ lẫm. Như một sự “tái diễn”, Deleuze viết thêm về Leibniz (1988) cũng như cùng với Guattari viết quyển “Qu’est-ce que la Philosophie?”, (1991).

Trích Nietzsche và triết học, Gilles Deleuze và việc tiếp nhận Nietzsche ở Pháp (Bùi Văn Nam Sơn)

Chi Tiết Sản Phẩm

Hàng chính hãng
Công ty phát hành VIỆN GIÁO DỤC IRED
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
SKU t187927722
d 4204