Mâu Tử Lý Hoặc Luận - Nghiên Cứu Và Phiên Dịch

Thương hiệu: OEM | Xem thêm Sách Tôn Giáo - Tâm Linh OEM  Xem thêm Sách Tôn Giáo - Tâm Linh bán bởi NXB TỔNG HỢP 

Mô tả ngắn

Trước khi đi vào một cuộc thảo luận rối rắm và phức tạp về Mâu Tử và tác phẩm Lý hoặc luậnchúng ta hãy minh xác những sự kiện (facts) và phân biệt chúng với những suy diễn (speculations) của các học ...
: Còn hàng
: Tiki.vn
49.500 ₫ 99.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại
Shopee Sale

Giới thiệu Mâu Tử Lý Hoặc Luận - Nghiên Cứu Và Phiên Dịch

Mâu Tử Lý Hoặc Luận - Nghiên Cứu Và Phiên Dịch

Trước khi đi vào một cuộc thảo luận rối rắm và phức tạp về Mâu Tử và tác phẩm Lý hoặc luậnchúng ta hãy minh xác những sự kiện (facts) và phân biệt chúng với những suy diễn (speculations) của các học giả…

- Mâu Tử, ít nhất theo như lời tựa Lý hoặc luận, là một nho sĩ Trung Hoa đến lánh nạn tại Giao Châu (Hà Nội bây giờ). Mâu Tử, nếu có thật, cũng không phải là người Việt Nam. Không có một lý do nội tại nào để nhận Mâu Tử là người Việt Nam. Tất cả các sách vở nghiên cứu về Mâu Tử như trích dẫn ở trên (trừ Lê Mạnh Thát) đều xem Lý hoặc luận là một tác phẩm Phật giáo Trung Quốc và không hề đề cập đến Việt Nam hay ảnh hưởng của tác phẩm đối với Phật giáo sử Việt Nam. Lưu ý chúng tôi vẫn viết Lý hoặc luận là theo quán dụng còn tất cả các bản in khắc từ Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều ghi là Mâu Tử lý hoặc.

- Tác giả Lý hoặc luận, cứ tạm gọi là Mâu Tử, không bao giờ xem mình đứng ngoài luồng chủ lưu tư tưởng Trung Hoa. Ông chưa bao giờ nhận mình là người Việt Nam.Khẳng định Mâu Tử thuộc về Phật giáo sử Việt Nam cũng gượng ép như khẳng định Khương Tăng Hội là giáo tổ Việt Nam vì cả hai rõ ràng không phải là người Việt Nam mà cũng chưa bao giờ bày tỏ nguyện vọng trở thành “công dân Việt Nam” cả.

- Không nên hiểu lầm Mâu Tử viết Lý hoặc luận để bài bác tư tưởng chính thống Trung Hoa (theo quan điểm Lê Mạnh Thát) và đề cao Phật giáo. Nên nói ngược lại: Mâu Tử viết Lý hoặc luận để chứng minh rằng Phật giáo không thua kém gì Đạo giáo hay Nho giáo, nghĩa là ông mặc nhiên thừa nhận Nho giáo và Đạo giáo là ưu việt. Nỗ lực của Mâu Tử, nếu có, nhằm chứng minh rằng Phật giáo không hề mâu thuẫn hay đi ngược lại những định lý nền tảng trong văn hóa Trung Quốc. Những định lý này được thể hiện trong kinh điển Nho giáo - Đạo đứckinhvà Nam Hoa Kinh (Mâu Tử phản đối thuật tịch cốc và tu luyện tìm trường sinh bất tử nhưng ông đề cao triết học Lão Tử và Trang Tử, thậm chí đồng hóa Niết bàn của Phật giáo với “vô vi” của Lão Tử, đây là quan điểm triết học phổ biến trong nhóm huyền học thanh đàm thời Ngụy Tấn).

Chi Tiết Sản Phẩm

Hàng chính hãng
Công ty phát hành Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 192
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
SKU t251547911
d 4123