Được Học- Educated - Sách Văn Học Nước Ngoài

Thương hiệu: Đinh Tị | Xem thêm Sách văn học Đinh Tị 

Mô tả ngắn

Mua Được Học- Educated - Sách Văn Học Nước Ngoài ở đâu?
: Đang cập nhật
: Lazada.vn
150.000 ₫ 182.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại
Shopee Sale

Giới thiệu Được Học- Educated - Sách Văn Học Nước Ngoài

ĐƯỢC HỌC - EDUCATED

Tác giả - Tác phẩm

Bill Gates, vị tỷ phú từng bỏ học (thậm chí chưa được "nửa chừng") tại ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới – Đại học Harvard – cũng đã đọc và tỏ lòng yêu mến cuốn sách với tựa gốc là Educated.

Cuốn hồi ký đến với bạn đọc Việt Nam nhờ sự giới thiệu nồng nhiệt và chuyển ngữ của dịch giả Bích Lan, một người không thể học lên cao vì sức khỏe không cho phép.

Và vai chính của cuốn sách, Tara Westover, lại là một phụ nữ phải đấu tranh đến "trầy da tróc vảy" để được tới trường.

Cuốn sách này như một giao điểm đầy thú vị.

Bạn đọc sẽ biết ngay từ đầu rằng Tara Westover đang kể một câu chuyện có thực, hơn hết lại là câu chuyện cuộc đời cô, nhưng dù ít hay nhiều chúng ta vẫn cảm thấy sao mà nó "như tiểu thuyết"!

Cô bé Tara sống trên núi, đã vậy còn chưa bao giờ được đi học bởi vì bố của Tara – một người quyết liệt bài bác trường công cũng như bất cứ khía cạnh văn minh nào "phản tự nhiên", phản lại ý Chúa – muốn như thế. Thậm chí cô bé này không có cả giấy khai sinh, nghĩa là trong hệ thống xã hội cô không tồn tại. Tara tồn tại theo "luật" của bố: cô được định nghĩa qua những công việc nhằm sửa soạn cho ngày Tận thế, những lao động khổ ải ở bãi phế liệu, và trên hết là nề nếp khắc kỷ tuyệt đối thể hiện lòng sùng kính Chúa.

Cô gái ấy lớn lên hầu như chỉ trong cảm giác vi phạm và tội lỗi – đi học là tội lỗi, rung động với bạn khác giới là tội lỗi, mặc váy và áo thun ôm sát là tay sai của quỷ Sa-tăng. Bố Tara đã nuôi dạy cô (cũng như các anh chị em khác) ở một "thành trì" kiên cố đến mức cô hầu như không thể quen với những lời khen, với tình cảm ân cần, ưu ái. Tara Westover không hề hư cấu chuỗi kịch tính trong đời mình (đọc tự truyện, chúng ta sẽ thấy tác giả luôn lo ngại việc kể sai, kể sót): từ chuỗi vận nạn của chính cô đến những tai nạn lần lượt xảy ra với các thành viên gia đình, mà hầu như tất cả đều bắt nguồn nơi tính cách, lối sống kì dị của ông bố. Song càng lật mở những trang sách thì tim chúng ta càng thắt lại với câu hỏi: Sao kia, chuyện này là có thật?

Trích đoạn

"Trong mùa hè Shawn và tôi làm việc với cái máy xén, có một buổi chiều tôi quệt mồ hôi trên mặt nhiều lần đến nỗi chúng tôi tạm dừng để ăn tối, mũi và má tôi đen sì. Đó là lần đầu tiên Shawn gọi tôi là "Mọi". Từ đó gây ngạc nhiên nhưng không lạ. Tôi đã nghe thấy bố dùng từ đó, vậy nên ở một khía cạnh nào đó tôi biết nó có nghĩa là gì. Nhưng ở một khía cạnh khác, tôi không hiểu nó có nghĩa gì. Duy nhất một lần tôi nhìn thấy một người da đen, một bé gái da đen, đứa con nuôi của một gia đình ở nhà thờ. Bố tôi dĩ nhiên không ám chỉ đứa bé ấy.

Suốt mùa hè đó Shawn gọi tôi là Mọi (...). Cái tên đó chưa bao giờ khiến tôi khựng lại dù chỉ một giây.

Thế rồi thế giới đảo lộn: Tôi đã vào trường đại học, nơi tôi lang thang tới một giản đường và nghe các bài giảng về lịch sử nước Mĩ, mắt mở to, não ong ong. Người giảng môn đó là tiến sĩ Richard Kimball, và ông có giọng nói vang sâu. Thế là tôi biết về chế độ chiếm hữu nô lệ; tôi đã nghe bố tôi nói, và tôi đã đọc về chế độ chiếm hữu nô lệ trong cuốn sách yếu thích của bố lý giải nước Mỹ đã ra đời thế nào (...).

"Con Mọi của chúng ta đã về!"

Tôi không biết Shawn đã nhìn thấy gì trên mặt tôi – cảm giác sốc, tức giận, hay nỗi trống rỗng. Dù nó là gì, anh cũng thích thú. Anh thấy nó dễ tổn thương, một điểm yếu. Đã quá muộn để giả vờ dửng dưng.

"Đừng gọi em bằng cái tên đó", tôi nói. "Anh không biết nó có nghĩa là gì đâu".

"Tao biết chứ", anh nói "Mặt mày đen nhẻm, như Mọi!".

Trong suốt thời gian còn lại của buổi chiều hôm đó – trong suốt mùa hè ấy- toi là Mọi. Trước đó, hàng nghìn lần tôi đã trả lời bằng thái độ dửng dưng. Nếu có phản ứn thì tôi đã tỏ ra thích thú và nghĩ rằng Shawn thật vui tính. Bây giờ trò nhả đó khiến tôi muốn khóa miệng anh. Hoặc bắt anh ngồi xuống với một cuốn sách lịch sử, miễn sao đó không phải là cuốn mà bố tôi vẫn để trong phòng khách bên dưới bản sao Hiến pháp được đóng khung".

(Chương Chuyện kể của những người lập quốc)

"Cháu nên rửa tay sau khi sử dụng toa lét chứ"

"Không quan trọng đến thế đâu ạ", tôi nói. "Ở nhà chúng cháu thậm chí không có xà phòng thơm trong phòng vệ sinh".

"Không đúng", bà nói. "Ta nuôi dạy mẹ cháu tử tế hơn thế".

Tôi đứng dạng chân, sẵn sàng đấu khẩu, cãi lại bà rằng chúng tôi không dùng xà phòng thơm, nhưng khi tôi nhìn lên, người phụ nữ mà tôi thấy không phải là người mà tôi nghĩ sẽ thấy. Bà dường như không lòe loẹt, không giống típ người lãng phí cả một ngày đẻ bực dọc về tấm thảm trắng của mình (...).

Bà dẫn tôi vào phòng vệ sinh và nhìn tôi rửa tay, sau đó bảo tôi lau khô tay vào chiếc khăn tắm màu hồng. Tai tôi nóng bừng, họng tôi bỏng rát.

Trên đường đi làm về bố ghé qua đón tôi. Bố dừng chiếc xe tải của mình lại, ngồi yên trong buồng lái, bấm còi inh ỏi gọi tôi ra, và tôi đi ra, đầu cúi gằm. Bà đi ra theo. Tôi chạy thật nhanh tới, leo lên ghế khách, chuyển cái hộp dụng cụ và đôi găng tay lao động ra chỗ khác trong khi bà nói với bố tôi về việc tôi không rửa tay. Bố nghe, làm động tác hóp má lại trong khi tay phải mân mê cần số. Một tiếng cười khùng khục nổi lên bên trong bố.

Quay sang bố mình, tôi cảm nhận được sức manj của con người bố. Một thấu kính quen thuộc trượt nhẹ trước mắt tôi và bà ngoại tôi mất đi bất cứ sức mạnh kì lạ nào mà bà đã có đối với tôi một giờ trước đó.

"Anh chị không dạy các con mình rửa tay sau khi sử dụng toa – lét sao?", bà hỏi.

Bố vào số xe. Khi nó lăn bánh về phía trước, bố phẩy tay và nói: "Con dạy chúng không đái lên tay".

(Chương Đời lấm lem lương thiện)

"Một tuần sau Giáng sinh, Đại học Cambrige viết hư cho tiến sĩ Kerry, từ chối đơn của tôi.

"Cạnh tranh rất gay gắt", tiến sĩ Kerry nói với tôi khi tôi đến văn phòng ông.

Tôi cảm ơn ông và đứng dậy dợm bước đi.

"Khoan đã", ông nói. "Trường Cambriga yêu cầu tôi viết thư phản ánh nếu tôi cảm thấy có bất cứ biểu hiện thiếu công bằng rõ rệt nào".

Tôi không hiểu, vậy nên ông nhắc lại. "Tôi chỉ có thể giúp một sinh viên", ông nói. "Họ dành cho em một chỗ, nếu em muốn".

Thật không thể tin nổi tôi sẽ được nhận. Sau đó tôi hiểu rằng mình cần hộ chiếu, rằng không có giấy khai sinh thật tôi sẽ không thể lấy hộ chiếu. Một người như tôi không thuộc về trường Cambrige. Cứ như vũ trụ hiểu điều đó và cố ngăn tôi đi du học bởi việc đó khôi hài và báng bổ quá.

Tôi trực tiếp đi làm hộ chiếu. Người thư ký cười rõ to trước giấy khai sinh chậm trễ của tôi. "Chín năm!" bà ấy nói. "Chín năm thì đâu phải là chậm trễ nữa cơ chứ. Cô có giấy tờ gì khác không?"

"Có ạ", tôi nói. "Nhưng trong mỗi giấy tờ đó ngày sinh của tôi một khác. Mỗi cái có một cái tên khác".

Bà vẫn cười. "Ngày khác và tên khác ư? Không, như vậy không được đâu. Cô không thể làm hộ chiếu được đâu".

Tôi đến gặp người thư kí đó thêm vài lần nữa, càng ngày càng trở nên thất vọng hơn cho tới khi, cuối cùng, một giải pháp được tìm ra. Bác Debbie của tôi đến tòa án và làm một bản khai có tuyên thệ rằng tôi là người mà tôi đã khai. Tôi được cấp hộ chiếu".

(Chương Nếu tôi là phụ nữ)

" Nhưng những gì ở giữa tôi và bố không chỉ là thời gian hay khoảng cách. Đó là thay đổi trong bản thể. Tôi không còn là đứa con mà bố đã nuôi, nhưng bố là người cha đã nuôi đứa con ấy.

Nếu có khi nào đó mối bất hòa, rạn vỡ giữa bố con tôi trong hai thập kỉ qua, cuối cùng đã trở nên quá rộng để có thể bắc cầu, thì tôi tin đó là buổi tối mùa đông ấy, khi tôi nhìn chằm chằm hình ảnh mình trong tấm gương ở buồng vệ sinh, trong khi không hề biết bố tôi cầm điện thoại trong bàn tay xương xẩu của mình và gọi cho anh tôi. Diego, con dao. Chuyện diễn ra sau đó rất kịch tính. Nhưng kịch tính thực sự đã xảy ra trong buồng vệ sinh.

Nó đã xảy ra ở trong đó khi, vì những lý do tôi không hiểu, tôi đã không thể trèo vào trong gương và cù đứa con gái mười sáu tuổi trong đó ra thế chỗ của mình.

Từ trước cho tới lúc đó đứa con gái ấy luôn ở trong ấy. Dù tôi trông có vẻ thay đổi ra sao – dù con đường học hành của tôi có rạng rỡ đến mức nào, dù vẻ ngoài của tôi thay đổi ra sao- tôi vẫn là đứa con gái ấy. Trong điều kiện tốt nhất tôi là hai con người, một phần hồn luôn rạn nứt. Đứa con gái ấy ở bên trong, và xuất hiện bất cứ khi nào tôi bước vào cửa nhà bố tôi.

Tối hôm đó tôi dã gọi đứa con gái ấy và nó không trả lời. Nó đã rời bỏ tôi. Nó đã ở yên trong gương. Những quyết định mà tôi thực hiện sau thời điểm đó không phải là những quyết định mà đứa con gái ấy đưa ra. Đó là những quyết định của một con người đã thay đổi, một bản ngã mới.

Các bạn có thể gọi bản ngã này bằng nhiều cái tên. Biến hình. Lột xác. Dối trá. Phản bội.

Tôi gọi nó là hành trình giáo dục.

Được Học- Educated - Sách Văn Học Nước Ngoài

Tác giả: Tara Westover

Công ty phát hành: NXB Phụ Nữ

Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ

Kích thước: 15.5 x 23.5 cm

Số trang: 446

Ngày xuất bản: 03-2020

Loại bìa: Bìa mềm

#TaraWestover #HồiKý #NhàSáchHoàngCương

Chi Tiết Sản Phẩm

Thương hiệu Đinh Tị
SKU l2010437034
ISBN ISSN 9786045680162
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
d 3103