Combo 2 cuốn Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Thương hiệu: OEM | Xem thêm Mỹ Thuật - Kiến Trúc OEM  Xem thêm Mỹ Thuật - Kiến Trúc bán bởi MaiHaBooks 

Mô tả ngắn

****Thuật Ngữ Kiến Trúc Nhà Rường HuếNgày nay, loại hình kiến trúc khung gỗ truyền thống Việt Nam nói chung và của Huế nói riêng ngày càng khẳng định được giá trị của nó trong sự tồn tại thật chắt ch...
: Còn hàng
: Tiki.vn
613.000 ₫ 818.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại
Shopee Sale

Giới thiệu Combo 2 cuốn Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

****Thuật Ngữ Kiến Trúc Nhà Rường Huế

Ngày nay, loại hình kiến trúc khung gỗ truyền thống Việt Nam nói chung và của Huế nói riêng ngày càng khẳng định được giá trị của nó trong sự tồn tại thật chắt chiu và quý hiếm của di sản văn hóa và kiến trúc của dân tộc. Công tác nghiên cứu bảo tồn, tu bổ cũng như phục dựng các di tích thuộc loại hình này đặt ra vấn đề là phải xác định rõ các thuật ngữ kiến trúc – xây dựng truyền thống, nhất là khi chúng mang ý nghĩa về kiến trúc và nghệ thuật.

Thực tế, những thuật ngữ này, bởi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là địa lý – văn hóa, mà chúng không được gọi tên một cách thống nhất và chuẩn chỉnh. Những sự khác biệt đôi khi làm phát sinh nhiều sự hiểu lầm, sai lệch trong công tác thi công cũng như trong công việc nghiên cứu hay thiết kế công trình.

Vì vậy, một cuốn sách tra cứu, trình bày tương đối đầy đủ về tên gọi, định nghĩa và vị trí của từng cấu kiện trong hệ thống kiến trúc nhà cổ ở Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung là vô cùng cần thiết. MaiHaBooks trân trọng giới thiệu tới quý độc giả một công trình nghiên cứu công phu được chắp bút bởi KTS. Vũ Hữu Minh (đã mất) và hoàn thành bởi nhóm tác giả Nguyễn Thị Thúy Vi, Lê Vĩnh An, Nguyễn Thanh Toản và Phan Thuận Ý – “Thuật ngữ Kiến trúc Truyền thống Nhà rường Huế”.

****Nhà Ở Cổ Truyền Các Dân Tộc Việt Nam

Vấn đề truyền thống - hiện đại vẫn diễn ra xuyên suốt trong chiều dài lịch sử. Những sự vật, hiện tượng hay cụ thể là nhà ở khi trải qua thời gian đều sẽ có sự biến đổi, và những điều biến đổi ấy đều sẽ dần trở nên “hiện đại”, để lại những nét xưa cũ với tên gọi là “truyền thống”. Tuy nhiên để giữ được bản sắc dân tộc, để hiểu hơn về tinh hoa của thời đại, những người làm kiến trúc cần có được hiểu biết sâu sắc về những điều “truyền thống” ấy, để rồi kết hợp với “hiện đại”, tạo ra những công trình thật đặc biệt và mang tính lưu giữ văn hóa cao. Đây cũng là điều PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng mong muốn khi viết nên cuốn sách này.

Trong bối cảnh những năm 1978 khi tư liệu còn ít, chưa có độ chuyên sâu, chủ yếu vẫn còn là hình ảnh hoặc bài đăng ngắn trên các sách báo, tạp chí thì tác giả đã “lấp đầy” bằng những kiến thức chuyên sâu hơn, chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn qua quá trình thực địa và phân loại của mình. Nhờ đó, cuốn sách đã khái quát thành công những đặc điểm cũng như giá trị của nhà ở cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Và theo như chia sẻ của PGS. TS. Vương Xuân Tình (Nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học) thì cuốn sách: "Không chỉ có giá trị về nghiên cứu văn hóa tộc người, mà còn gợi mở một hướng nghiên cứu liên ngành để phục vụ kiến trúc và xây dựng nhà ở của các dân tộc Việt Nam hiện nay”.

Vậy nhà ở cổ truyền của các dân tộc tại Việt Nam có những đặc điểm gì, từ người Hmông trên đỉnh núi cao bốn mùa mây phủ, người Sán Dìu trên đất trung du sỏi đá, người Thượng trên cao nguyên đất đỏ lồng lộng gió ngàn, cho đến người Việt, người Khơ-me trên những cánh đồng châu thổ thẳng cánh cò bay… Kính mời bạn đọc cùng nghiền ngẫm qua ấn phẩm  “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Khắc Tụng, do MaiHaBooks liên kết cùng Nhà xuất bản Khoa học xã hội tái bản (trên cơ sở gộp bản in của Tập I năm 1994 và Tập II năm 1995). 

Chi Tiết Sản Phẩm

Hàng chính hãng
Công ty phát hành Công ty TNHH Quốc Tế Mai Hà
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
SKU t252562198
d 4115