Chim Trời Bay Về Sau Cơn Mưa

Thương hiệu: OEM | Xem thêm Truyện ngắn - Tản văn - Tạp Văn OEM  Xem thêm Truyện ngắn - Tản văn - Tạp Văn bán bởi Việt Thư Books 

Mô tả ngắn

Chim Trời Bay Về Sau Cơn MưaChim trời bay về sau cơn mưa là tập 10 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng với hai đề tài quen thuộc, đã trở thành dấu ấn của tác giả: miền núi Tây Bắc và những câu chuyệ...
: Còn hàng
: Tiki.vn
92.650 ₫ 109.000 ₫
** Quét mã QR bằng Zalo để mua trên điện thoại
Shopee Sale

Giới thiệu Chim Trời Bay Về Sau Cơn Mưa

Chim Trời Bay Về Sau Cơn Mưa

Chim trời bay về sau cơn mưa là tập 10 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng với hai đề tài quen thuộc, đã trở thành dấu ấn của tác giả: miền núi Tây Bắc và những câu chuyện về sự biến chuyển của cảnh vật, con người trong cuộc sống hiện đại.

Dưới những bóng cau, Bài ca Trăng sáng, Hạng A Tráng, Mùa gặt ở Na Lin, Vợ chồng M.ì và những đứa con, Bên bờ suối Vạch là những truyện ngắn cho thấy cảm hứng bất tận của nhà văn với vùng núi Tây Bắc, nơi linh giác của ông ngay lập tức được phát động từ lần đầu ông đặt chân đến miền cận trên của tổ quốc này, với sự mê hoặc với thiên nhiên, cảnh vật và con người nơi đây. Năm truyện ngắn này ghép thành một bức tranh nhiều màu sắc và tuyệt đẹp về giai đoạn cuối những năm kháng chiến chống Mỹ đến tận mới sau giải phóng của mảnh đất Lào Cai (mà tên gọi thân thuộc hơn và từng được sử dụng là Lao Cai). Chọn lựa giai đoạn 1970 - 1980 này, tập truyện như phần nào nhấn vào sự thay đổi, biến động của hoạt động cách mạng cũng như cách nhìn nhận về cuộc sống và thời cuộc của những dân tộc miền núi nơi đây. Ở họ vẫn toát lên tinh thần đấu tranh thuần khiết, mãnh liệt, chân thành và anh dũng cho đất nước, vẫn hướng m.ìn-h tới những đổi mới sau khi giải phóng với ước mong cuộc sống tốt đẹp trong một niềm tin vào Đảng, nhà nước. Nhưng cũng ở những con người chất phác đó, họ kín đáo, giấu mình trong những phong tục, tập quán cổ xưa nhất, lấy đó làm nguồn lực tinh thần, làm giá trị cốt lõi để tiếp nhận thời đại mới, để chủ động phá bỏ biết bao định kiến, áp buộc của thời chiến đã qua.

Rời xa miền núi Tây Bắc, nhà văn Ma Văn Kháng dẫn dắt người đọc vào hành trình ngược không gian và thời gian trong tâm trí những con người đã đi qua một thời xưa cũ, nơi còn đó một giai đoạn kháng chiến anh hùng, bom đạn khốc liệt của đất nước, ở lại đó những người lính, người con anh dũng đã hi sinh, những nhân tài đất nước giờ chỉ thuộc về miền kí ức. Tròng trành trong nỗi nhớ là sự cô đơn của những con người đã đi qua tháng năm như ông Nam trong Thành phố miền biên, người luôn hoang hoải một nỗi nhớ về người bạn, liệt sĩ, nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết. Hay cũng là Nam, người bị bỏ lại sau chiến tranh, mình mang thương tật, bươn chải giữa chốn đô thị tấp nập, thiếu sự ấm áp của tình người trong Những ngày xa xư

Nhà văn Ma Văn Kháng say mình trong những câu từ khắc tả thiên nhiên hùng vĩ Tây Bắc, cũng như muốn dẫn dụ người đọc vào không gian văn hóa đa sắc màu nơi đây, với những lễ hội hoa ban, lồng tồng, hay những chi tiết nhỏ nhất, khơi lên sự tò mò về trang phục, lao động, huyết tộc và sự bình dị, hoang sơ tuyệt đẹp của con người miền núi. Sau đó, dòng văn của ông lại trầm lắng, u buồn và đượm đầy tiếc nuối khi khơi lên những chiêm nghiệm về cuộc đời trải nhiều thăng trầm, cách con người đối diện với mọi đổi thay, khi thì lạc quan, lúc lại buông xuôi mà uất ức. Nhưng tựu lại vẫn là những niềm hi vọng vào tình người – thứ gắn kết vô hình nhưng lại bền chặt nhất của nhân loại, để con người ta sống tiếp, sống cho trọn đời người.

Thông tin tác giả Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng, sinh ngày 01.12.1936, có tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn. Quê gốc: phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ma Văn Kháng tham gia quân đội từ tuổi thiếu nhi, được cử đi học ở Khu học xá Nam Ninh Trung Quốc. Năm 1963, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông lên dạy học ở Tây Bắc, từng là Hiệu trưởng trường trung học. Về sau, ông chuyển sang làm báo, là Phó tổng biên tập tờ báo của Đảng bộ tỉnh. Suốt 20 năm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, Ma Văn Kháng khá am hiểu lối sống, phong tục văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bút danh Ma Văn Kháng phần nào đã nói lên tình yêu mà ông dành cho vùng đất giàu tình nghĩa ấy, đồng thời, từ trong tâm khảm, nhà văn đã coi Tây Bắc là quê hương thứ hai của mình. Từ năm 1976 chuyển về Hà Nội, nhà văn từng là Phó giám đốc -Tổng biên tập NXB Lao động. Từ tháng 3.1995, là Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Đảng đoàn Hội nhà văn Việt Nam khóa V, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài Ông được nhận Giải thưởng loại B của Hội nhà văn 1986 (dành cho tiểu thuyết Mùa lá rụng  trong vườn), tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn 1995, Giải thưởng văn học Đông Nam Á 1998 (tập Trăng soi sân nhỏ).

Chi Tiết Sản Phẩm

Công ty phát hành Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam
Ngày xuất bản 2023-09-27 17:10:38
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 244
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam
SKU t272332714
d 4410